Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Chúa đó

Lời Chúa: Ga 21,1-14
1 Bấy giờ, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : "Tôi đi đánh cá đây." Các ông đáp : "Chúng tôi cùng đi với anh." Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

4 Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. 5 Người nói với các ông : "Này các chú, không có gì ăn ư ?" Các ông trả lời : "Thưa không." 6 Người bảo các ông : "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá." Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : "Chúa đó !" Vừa nghe nói "Chúa đó !", ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

12 Thầy nhận chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Hà Nội

Sáng hôm nay, thứ Tư trong tuần Bát Nhật Phục sinh ngày 04/4/2018, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội đã truyền chức Phó tế cho 12 ứng viên thuộc Tổng Giáo phận.

Thánh lễ diễn ra từ 10h00 đến 12h00 trong nhà thờ Chính Tòa. Hiện diện trong Thánh lễ còn có Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô, quý linh mục trong Tổng Giáo phận, các thầy phó tế cùng lớp với các ứng viên thuộc các Giáo phận khác, và đông đảo anh chị em tín hữu đến từ các giáo xứ quê hương của các ứng viên.

Tuyển chọn Nhạc thánh ca Suy Niệm - Full file mp3 & pdf

Tuyển chọn các ca khúc thánh ca thuộc thể loại Thánh ca Suy Niệm. 
Suy niệm là suy tư trong cầu nguyện. Việc suy tư này phải bắt đầu từ Lời Chúa trong Thánh Kinh. Suy niệm vận dụng lý trí, trí tưởng tượng, tình cảm, ước muốn, để đào sâu đức tin, hoán cải tâm hồn và củng cố ý chí muốn bước theo Ðức Kitô. Ðây là bước khởi đầu tiến đến việc kết hợp với Chúa trong tình yêu.
I: Danh sách các bài thánh ca Suy niệm

2. File MP3: Về với cát bụi
    File PDF: Về với cát bụi PDF

3. File MP3: Đời tôi
    File PDF: Đời tôi PDF

4. File MP3: Phù hoa
    File PDF: Phù hoa PDF

5. File MP3: Dòng đời
    File PDF: Dòng đời PDF

Album Thánh ca Phục Sinh Full File MP3 và PDF

I: Danh sách các bài hát Thánh ca thuộc thể loại 
1. File MP3: Cha ơi con đã về
    File PDF: Cha ơi con đã về PDF

2. File MP3: Người Cha nhân từ
    File PDF: Người Cha nhân từ

3. File MP3: Lời cầu thống hối PDF
    File PDF: Lời cầu thống hối PDF 

4. File MP3: Thánh Giá Đức Kitô
    File PDF: Thánh Giá Đức Kito PDF

5. File MP3: Chết cho tình yêu
    File PDF: Chết cho tình yêu PDF

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Hơn 140 tỷ đồng trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Sau hai lần quyên góp, các giáo xứ đã đóng góp được 71 tỷ đồng, trong khi kinh phí dự trù tu sửa Nhà thờ Đức Bà hơn 140 tỷ đồng.
Theo Cha Tổng đại diện TGP Sài Gòn Inhaxio Hồ Văn Xuân, tổng chi phí cho việc mua vật liệu, trả tiền công phục vụ việc thi công Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn từ lúc chuẩn bị (năm 2015) cho đến nay là gần 89 tỷ đồng.
Trong khi đó, sau hai lần quyên góp (lần 1 năm 2015 và lần 2 trong năm 2017) là 71 tỷ đồng. Số tiền dôi ra gần 18 tỷ đồng, được phép của cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc Ban trùng tu đã vay nợ để có tiền chi trả kịp thời.

Cháy chung cư Carina: Sự sống không mất mà chỉ đổi thay…

Đang yên ả trong tích tắc bỗng hóa thành thảm kịch. Đang hạnh phúc, ấm êm bỗng chốc thành ký ức kinh hoàng. Ngọn lửa hừng hực cháy. Nhiều cuộc đời đã đổi thay…


Đổi thay như cách người đàn ông gần 60 tuổi, dựa tấm lưng mình ra phía sau, ngửa mặt lên trời, lo nghĩ: “Rồi đây thằng Nhân có thay tính đổi nết. Nó có khác đi nhiều không. Nó sẽ im lặng, tính cách trầm lại hay buồn rầu lại sinh rượu chè, cờ bạc”.


“Rồi đây phải nói sao cho nó là vợ con nó đã mất. Nó biết nó sốc không chịu nổi đâu. Nhưng tui sẽ giải thích cho nó hiểu vì nó chưa đủ sức khỏe nên không nói được. Rồi nó cũng thông cảm cho ba mẹ nó thôi mà”, người đàn ông nhẩm tính như tự giải thích với chính mình.

Những câu hỏi, những suy tính mãi vẫn không có câu trả lời. Bởi con ông vẫn còn nằm trong phòng hồi sức tích cực sau hơn 10 ngày nhập viện.

Toà nhà bị nhuộm đen sau vụ cháy còn bà trong một lúc đã mất đi 3 người thân…

Bệnh viện Chợ Rẫy. 11h trưa. Trời nực và bức.

Khoa phỏng. Lầu 7. Anh bảo vệ kiểm tra tên người bệnh.

Lê Phan Trọng Nhân, 30 tuổi. Phòng chăm sóc đặc biệt – không có. Phòng số 1, số 2… rồi số 7 – không có. Phòng số 4 có người tên Nhân – người mặc áo blouse trắng nói.

Một thân thể cháy đen, băng hết cả người chỉ lộ những ngón tay, ngón chân, không cử động. Không phải!

“Người tên Nhân nằm giường bên cạnh”, một giọng nói vang lên. Người này đỡ hơn. Thân thể cũng cháy, nhưng đang lên da non, bong từng lớp. Mắt láo liên nhìn quanh khi nghe có người hỏi đến tên mình.

“Ở đây không có ai tên Lê Phan Trọng Nhân. Nạn nhân vụ cháy Carina giờ chỉ còn ba người ở khoa phỏng. Phòng số 1 và số 4”, giọng một nữ bác sĩ.

“Ở dãy bên kia, dành cho người bị nặng hơn. Lầu 8”, người mặc áo blouse trắng vừa nói nhanh, tay vừa xếp những vỉ thuốc.

Phòng hồi sức tích cực – phải đi thang máy và có người hướng dẫn. Chỉ một người thân vào thăm, phải có thẻ và áo bệnh viện cấp. Hàng người xếp hàng trước thang máy, cứ dài ra.
Lê Phan Trọng Nhân nhập viện trong tình trạng được bác sĩ chẩn đoán là “chết não”, hy vọng hồi phục cực kỳ nhỏ nhoi. Chính quyền thì nói người này “mê man”, “bị nặng”, nhưng gia đình không chịu là “chết” nên không biết hỗ trợ, động viên thế nào.

Lê Phan Trọng Nhân cũng là cái tên bị thêm vào bớt ra danh sách người tử nạn khiến con số 13 hay 14 cứ chênh chao.


Và điều thần kỳ đã đến. Sau ba ngày hôn mê sâu, anh tỉnh. Người đầu tiên anh nhìn thấy là cậu, không phải ba mẹ. Ba mẹ anh đang khóc lên khóc xuống, lụi hụi ở đám tang của vợ và con anh.

Anh nhấp nháy môi hỏi tình hình vợ con. Anh cố nhìn vào đôi mắt đang gắng gượng, tỏ ra không biết gì của người cậu. Không có câu trả lời.

Hơn 10 ngày, anh vẫn chưa được giải đáp.

Có người đến, bà đứng dậy đi vào trong, để ông tiếp. Bà chuẩn bị vào viện thăm con trai, chỉ từ 3h đến 3h30 nên phải tranh thủ. Bà cũng cố lảng đi để không phải kể về ngày hôm đó nữa.

Vậy mà sắp tới giờ phải đi, bà lại từ trong nhà đi ra, tay cầm điện thoại, mở clip cháu nội đang bập bẹ nói, vừa xem vừa mỉm cười.

“Xem nó này, xem nó nói đây này, trắng nõn trắng nà…”, bà nói vô thức, như quên mất hiện thực. Trong clip cậu bé chưa tròn 3 tuổi kháu khỉnh đang cười tươi rói, bi bô tập nói với mẹ.

“Hỏi nó thương nội không, nó nói: Con thương nội thật là nhiều. Con thương nội thật là nhiều”, bà phụng phịu giả lại giọng cậu bé.
Ông tiếp lời: “Tình thương nhân tình thương. Về đây là đi tắm cũng ông nội, đi xì xì cũng ông nội, gì cũng ông nội hết trơn”. Giọng nói ngập tràn niềm vui như chưa từng có sự đổi thay gì.

Bà run run: “Hỏi thử vầy sao mà chịu nổi. Sao mà chịu cho nổi….” Câu hỏi dài ra rồi tắt lịm, chỉ còn tiếng thở dài thườn thượt.

Bà cố kiềm lại, nhưng không ngăn được tiếng nấc nghẹn ngào, đứt quãng. Bằng giọng rưng rưng sắp chực trào ấy, bà vẫn tiếp tục kể mảng ký ức còn tươi nguyên màu mới về đứa cháu nội “cục cưng”.

Rồi giọng bà xịu xuống, xẹp lép: “Còn gì buồn hơn nữa đâu”. Nghe như một hơi thở dài. Mắt bà hướng ra ngoài cửa, nơi những vệt nắng đang đuổi bắt nhau, nơi thằng cháu nội cười tươi rói ùa chạy về hướng bà khi ba mẹ nó mới vừa đỗ xe. Mới đây thôi mà!

Nguồn: baoconggiao.net

Thánh ca không lời Saxophone hay nhất

Tuyển chọn các ca khúc Thánh ca không lời Saxcophone Độc tấu hay nhất.

Thánh ca Việt Nam pdf - Tra cứu lời bài hát pdf (Phần 1)

Hôm nay, Blog nhạc thánh ca Việt Nam xin gửi đến quý vị độc giả file pdf các bài hát thánh ca được yêu cầu nhiều nhất trên website http://nhacthanhcavietnam.com. Rất mong nhận được sự ủng hộ của khán giả trong thời gian tới.
DANH SÁCH CÁC BÀI HÁT THÁNH CA VIỆT NAM PDF

1. Chính Chúa chọn con
File pdf: Dòng đời pdf

Thánh ca thể loại "Hiếu kính Mẹ Cha"

Album Nhạc thánh ca Việt Nam thuộc thể loại Hiếu kính Mẹ Cha.
1.Mẹ ơi!
2.Còn mẹ còn cha
3.Yêu kính mẹ cha
4.Ánh mắt của Cha
5.Cánh cửa không bao giờ đóng
6.Nhớ mãi người mẹ
7.Tình mẹ bao dung
8.Tình mẹ yêu
9.Lời mẹ dặn con
10.Hình bóng mẹ hiền
11.Ân tình mẹ yêu
12.Mong mẹ bình an
13.Cảm tạ cuộc đời
14.Ơn cha ngày qua
15.Lòng mẹ như biển cả

Album thánh ca Nhạc Cưới

Album các bài hát thánh ca thuộc thể loại Nhạc cưới
1.Tình yêu thắm nồng

Kỷ niệm 13 năm Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Nhà Cha

Hàng ngàn và hàng ngàn tín hữu đã tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô đọc Kinh Mân Côi. Theo báo chí và theo số liệu của các đơn vị phụ trách an ninh, đã có khoảng 7 triệu tín hữu đổ về Roma trong những ngày này để kính viếng vị cha chung của Giáo hội và tham dự Thánh lễ an táng.

Đây là sự kiện đầu tiên kể từ khi các cộng đồng Công giáo được thành lập ở vùng núi tây bắc cách đây hơn một thế kỷ

   
Một giám mục lần đầu tiên cử hành các nghi thức Tam Nhật Thánh cho giáo dân vùng núi tây bắc kể từ khi đạo Công giáo được truyền bá vào vùng này cách đây trên một thế kỷ.

Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa, cùng hai linh mục và hai chủng sinh đã thăm mục vụ chín giáo xứ, giáo họ và giáo điểm trong tỉnh Yên Bái từ ngày 28-3 đến 1-4.

Đức Giám mục lần đầu cử hành Tuần thánh cho vùng sâu xa

 Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa Bác Trạch – một trong số những giáo đường lớn nhất Việt Nam.
Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch nay được đổi tên thành Đền Thánh kính Lòng Thương Xót Chúa tọa lạc tại Thôn Bác Trạch – Xã Vân Trường – Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình – Giáo phận Thái Bình.
Nhà thờ Bác Trạch thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Linh mục Chánh xứ Bác Trạch là cha Aug. Nguyễn Quang Huy.



Hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Bác Trạch năm 1735 dưới thời vua Lê – chúa Trịnh.

Bác Trạch là giáo xứ lớn nhất Giáo phận Thái Bình với 6.541 nhân danh ( thống kê 2011).

Tân Thánh đường được xây dựng với thời gian 7 năm (13/10/2006 -13/10/2013) và là nhà thờ thứ 6 trong lịch sử giáo xứ Bác Trạch.



Nhà thờ Bác Trạch có chiều dài: 92,5m; chiều rộng: 32m, tháp chuông cao: 61m, tum đầu cao: 57m.

Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Bác Trạch là: 58, 6 tỉ đồng. Vật liệu xây dựng nhà thờ Bác Trạch: 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2 đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại.

2 tháp chuông treo bộ chuông gồm 6 quả. Trong đó, quả chuông lớn nhất có trọng lượng là 3 tấn.

Đồng hồ treo ở tiền sảnh nhà thờ có đường kính 4m.

Nhà thờ có gần 100 bức tượng, phù điều và tranh vẽ, cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp.

Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất.

Với quy mô và tầm vóc của mình, nhà thờ Bác Trạch là một trong số những giáo đường lớn nhất tại Việt Nam.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn 80 tuổi: số Hồng y cử tri còn 115 vị

Hôm 01-04-2018, Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, mừng sinh nhật 80 tuổi; có nghĩa là ngài không còn trong danh sách Hồng y cử tri để bầu giáo hoàng.
Quy định “các Hồng y đủ 80 tuổi trước ngày Toà Thánh trống toà sẽ không tham gia Mật tuyển viện bầu giáo hoàng” được ghi trong Tông hiến Romano Pontifici Eligendo do Đức giáo hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-10-1975.

Với sự kiện mới nhất này, hiện nay số hồng y trong Hồng y đoàn là 214 vị, trong đó có 115 Hồng y cử tri.
Vị hồng y cao tuổi nhất trong Hồng y đoàn hiện nay là Đức hồng y José de Jesús Pimiento Rodriguez (99 tuổi), nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Manizales (Colombia).
Và hồng y trẻ nhất là Đức hồng y Dieudonné Nzapalainga (51 tuổi), Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangui (Cộng hoà Trung Phi), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Phi.
***
Sơ lược tiểu sử Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn:
– Sinh tại Đà Lạt ngày 01-04-1938
– Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn từ ngày 26-10-1949
– Ðại chủng sinh khóa đầu tiên Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt từ 1958 đến 196
– Thụ phong Linh mục tại Đà Lạt ngày 21-12-1967
– Giáo sư Tiểu chủng viện Đà Lạt từ 1968 đến 1972
– Giám đốc Ðại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt từ 1972 đến 1975
– Cha xứ Giáo xứ Chính tòa Đà Lạt từ ngày 01-04-1975
– Tổng Ðại diện giáo phận Đà Lạt từ ngày 10-09-1975
– Ðược Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Đà Lạt ngày 19-10-1991.
– Thụ phong Giám mục tại Đà Lạt ngày 03-12-1991 với châm ngôn giám mục: “Người phải lớn lên” (Ga 3,30)
– Giám mục phó giáo phận Đà Lạt từ 1991 đến 1994
– Giám mục chính toà giáo phận Đà Lạt ngày 23-3-1994
– Được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 22-4-2010.
– Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 13-05-2010
– Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam: 2007–2013.
Đức hồng y Nguyễn Văn Nhơn được Đức giáo hoàng Phanxicô đặt làm Hồng y trong Công nghị Hồng y ngày 14.02.2015 và chỉ định nhà thờ hiệu toà Thánh Tôma Tông đồ.
Trước đó, Giáo hội Việt Nam đã có 5 Hồng y, và 4 vị đã qua đời: Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, nguyên Tổng giám mục Hà Nội (Hồng y năm 1976, qua đời năm 1978); Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, nguyên Tổng giám mục Hà Nội (Hồng y năm 1979, qua đời năm 1990); Đức hồng y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, nguyên Tổng giám mục Hà Nội (Hồng y năm 1994, qua đời năm 2009) và Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình (Hồng y năm 2001, qua đời năm 2002).
Ngoại trừ Đức hồng y Trịnh Như Khuê do Đức giáo hoàng Phaolô VI tuyển chọn, các vị còn lại đều nhận mũ hồng y từ tay Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Đức hồng y Trịnh Như Khuê đã tham dự hai Mật tuyển viện bầu giáo hoàng: vào tháng 8 năm 1978, bầu Đức giáo hoàng Gioan Phaolô I; và tháng 10 năm 1978, bầu Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Đức hồng y Phạm Minh Mẫn cũng tham dự hai Mật tuyển viện bầu giáo hoàng: năm 2005, bầu Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và năm 2013, bầu Đức giáo hoàng Phanxicô.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Những bước chân xây dựng hòa bình

Đâu đó trên Tây Nguyên bạt ngàn, nơi những bản làng heo hút, chị em dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ngày ngày vẫn lặng thầm gieo rắc yêu thương, làm vực dậy bao tâm hồn nguội lạnh…Ngay từ đầu, với đặc sủng truyền giáo, các sơ Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình đã len lỏi vào từng buôn sóc. Đời dâng hiến của các chị gắn với những gian nan của tha nhân, của người cùng khổ, gầy yếu, tật nguyền...
Và mãi cho đến bây giờ, 50 năm trôi qua, bước chân của các chị dường như không mệt mỏi. Dì Maria Trần Thị Hường, 61 tuổi, đang giúp tại giáo xứ Nam Thiên, giáo phận Ban Mê Thuột từng có nhiều năm phục vụ anh em dân tộc thiểu số trầm tư: “Nhìn thấy cuộc sống giáo hữu thiếu thốn mình thật sự thương cảm. Kể cả những người không có đạo, chúng tôi cũng không ngại lân la vào với họ để chia sẻ, giúp đỡ. Ở vùng xa xôi này chuyện có cái ăn cái mặc đã là hiếm hoi”. Đối với dì, mỗi bước tiến trong đời sống đức tin của các tân tòng nơi đây và cách riêng trong nhịp sống thường nhật của họ là một phần của ký ức. Ngày trước, dân nghèo ở trong mái nhà sập xệ, căng lều bạt che mưa che nắng. Trẻ con lớn lên thì mò cua, mò ốc, lượm hạt điều. Một chữ bẻ đôi chẳng biết. Bây giờ thì đỡ nhiều rồi. Nhà nào không có điều kiện thì chị em hội dòng tìm cách giúp xây nhà tình thương. “Yêu mến rồi thì dễ lắm!”, sơ nói. Rồi vị nữ tu kể tiếp, một trong những hoạt động được các sơ rất quan tâm là phát triển giáo dục, dạy chữ. Các sơ thường mở lớp xóa mù chữ cho dân trong, ngoài xứ. Đều đặn tại xứ đạo luôn có chương trình phát thuốc miễn phí. Các nữ tu Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình cũng mời gọi những đoàn thiện nguyện từ thành phố về giúp đỡ, phát quà. Mùa hè, học sinh từ trong xóm ra nhà sơ để được rèn luyện thêm. Nhà nào rối rắm, ít đi lễ, chị em cùng đến tận nơi an ủi. Nhờ vậy mà đời sống tinh thần của họ dần cải thiện.

Có một điều dễ nhận ra là, dường như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa không phải là rào cản mà là cơ hội để chị em hội dòng ra sức tận hiến. Ở các buôn làng, vùng sâu vùng xa, những điểm vắng bóng chủ chăn, hội dòng đã có cách thức hiện diện mới là sống âm thầm giữa mọi người như những thường dân. Chia sẻ về điều này, dì Hường nói: “Sống cùng nên tiếng nói của họ mình dần thông suốt. Nếp ăn ở cũng quen thuộc”. Cũng vậy, dì Maria Têrêsa Nguyễn Thị Đức, một người có nhiều tâm huyết với buôn làng cho biết ngày mới đến phục vụ mấy mươi năm trước, bản thân chẳng hề biết một chữ dân tộc nào. “Nhưng chuyện của Chúa thì Chúa lo. Rồi cũng qua hết”, dì xác tín. Hiện tại, cộng đoàn dì đang phục vụ (giáo xứ Kim Thành, giáo phận Ban Mê Thuột) có khoảng 3.100 người dân tộc thiểu số, chủ yếu là Ê-đê, trong đó có hơn 100 hộ nghèo, gần 200 hộ cận nghèo. Số người bỏ xứ vào Sài Gòn, Long An sinh sống ngày một nhiều. Những gánh lo của giáo dân, của cha sở cũng là nỗi băn khoăn của các dì. Mọi mặt của đời sống, vật chất, tinh thần, đạo hạnh, bất cứ hoàn cảnh nào gặp gỡ các sơ cũng cố gắng để đồng hành, không nhiều thì ít, cốt là mang lại cho họ niềm tin, niềm hạnh phúc nhận biết Chúa. Ở một số cộng đoàn, các sơ còn có chương trình hỗ trợ kinh tế bằng mô hình nuôi bò nhân rộng, tức giúp mỗi hộ nhận bò giống về nuôi, từ đó gầy dựng thêm. Các sơ cũng tạo nước sạch cho dân chúng bằng việc xây dựng những trạm cấp nước chung. Rồi những hủ tục lạc hậu ma chay, các vị nữ tu cũng hiện diện để mời gọi thay đổi.

Vâng theo lời dạy của Đấng thiết lập dòng: “Hỡi chúng con! Hình ảnh Đức Mẹ vội vã trèo non leo núi hăm hở mang Tin Mừng người vừa được loan báo bởi sứ thần Gabriel lúc này phải khêu gợi cho chúng con trông thấy trước những bóng xa xăm của những nữ tu Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình. Chúng con mai ngày lũ lượt lên thác xuống ghềnh, xông pha ngàn dặm khắp miền cao nguyên này để đem Phúc Âm đến tận hang cùng ngõ hẻm cho mọi gia đình Kinh, Thượng trong Địa phận nhà!” (trích bài giảng của Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Mai, nguyên Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột trong ngày thiết lập dòng 31.5.1969), các sơ đã không ngừng tự đào luyện. Trong những giai đoạn đầu tiên, hầu hết các cộng đoàn đều phải trải qua nhiều thử thách. Tuy vậy, với tinh thần phó thác, người nữ tu Nữ Vương Hòa Bình chấp nhận mục nát đi để làm hạt giống Lời Chúa trổ sinh dồi dào.

Album Những bài hát Tạ ơn Chúa

Bài viết là kết quả sau một quá trình sưu tầm và tuyển chọn từ rất nhiều các ca khúc thánh ca Tạ ơn Chúa, được rất nhiều các ca sĩ thể hiện.
BQT rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
DANH SÁCH CÁC BÀI HÁT THÁNH CA TẠ ƠN CHÚA
1.Tâm tình tạ ơn
2.Lời cảm tạ
3.Xin ngợi khen Chúa
4.Tình yêu Chúa tuyệt vời
5.Lời ca thắm mãi ơn trời
6.Tình Chúa bao la
7.Ngợi khen tình Chúa
8.Ca ngợi tình yêu Chúa

9.Tình yêu Chúa

Tuyển chọn các ca khúc Thánh ca Tân cổ và Cổ đại

Những bài hát thánh ca tuyển chọn thuộc thể loại thánh ca tân cổ

1.Tôi tin
2.Lạy Chúa con tin
3.Tôi là con của Chúa
4.Tình Chúa cho con
5.Nguyện cầu cho Cha
6.Nguyện cầu cho mẹ
7.Hãy mau tỉnh thức
8.Đêm thanh bình
9.Đêm Thu cầu nguyện
10.Cầu nguyện Chúa Phục Sinh
11.Khi Chúa sống trong con
12.Kinh Kính mừng

Thánh ca Phụng vụ Thánh thể




Danh sách các bài hát thuộc thể loại thánh ca phụng sự
1.Ánh nến Phục Sinh 
2.Cùng Mẹ xin vâng  
3.Xin Mẹ dìu con
4.Mừng Mẹ lên trời  
5.Thánh Thần Chúa
6.Chúa đã lên trời  
7.Bài ca Phục Sinh
8.Con xin phó thác  
9.Sẻ chia nỗi đau với Mẹ
10.Canvê chiều  
11.Lìa đường tội lỗi
12.Lặng ngắm Mẹ  
13.Năm sắc hoa
14.Ngày ấy  
15.Chúa thương kẻ nghèo khó

Album nhạc thánh ca nền Beat

I: Giới thiệu NHẠC BEAT và nhạc KARAOKE:

Karaoke, còn gọi karaôkê hay karôkê, là một hình thức tiêu khiển bằng cách hát theo lời dưới hình thức phụ đề và giai điệu âm nhạc do thiết bị Karaoke (hay dàn karaoke) cung cấp. Từ karaoke có gốc từ 空 kara (Hán-Việt: không) và オーケストラ ōkesutora (có nghĩa là “ban nhạc”, có gốc từ tiếng Anh orchestra) trong tiếng Nhật. (Theo wikipedia). Như vậy Karaoke là từ chỉ hình thức biểu diễn ca nhạc, còn nhạc karaoke mọi người thường ngầm hiểu là nhạc để hát lại. Do có tính chất chung là nhạc không có ban nhạc, không có lời hát, dùng để phối hợp cho giọng hát, nên nguồn nhạc trong Karaoke được xem là nhạc beat.
Các bài ca nhạc được kỹ thuật vi tính tách lược phần giọng hát cũng được gọi là nhạc beat.
Những bài được nhạc sỹ phối âm, dàn nhạc đánh để thu lại, khi thành sản phẩm là bài nhạc mà chưa có giọng ca sỹ cũng là nhạc beat.
Nguồn gốc nhạc beat rất đa dạng, do vậy, chất lượng và đặc điểm cũng đa dạng. Người sử dụng cần tự đánh giá chất lượng nhạc và kỹ thuật hoà âm, thu, mix để chọn lựa bản nhạc beat tốt nhất theo yêu cầu của mình.
Một đôi dòng trao đổi cùng mọi người. Bài viết còn có nhiều thiếu sót, sơ sài và đơn thuần là kinh nghiệm của cá nhân, nên mong được góp ý của mọi người để hoàn thiện.
 II: Tổng hợp các bài hát Nhạc nền Beat
1.Khúc cảm tạ (Nhạc Nền Beat – Version 2) 
2.Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân Lành (Nhạc Nền Beat)  
3.Ngôi Lời Thiên Chúa (Nhạc Đệm Beat)