Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Rước Lễ Bằng Tay Hay Trên Lưỡi?

Rước Lễ Bằng Tay Hay Trên Lưỡi?


Hỏi: xin cha giải thích giúp 2 thắc mắc sau đây: Có luật nào cho phép rước lễ bằng tay không? Khi nào thừa tác viên giáo dân được cần đến để cho rước lễ?
I. Câu hỏi thứ nhất

Có thể nói: từ trước Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) việc rước Mình Thánh Chúa (rước lễ) chỉ được trao trên lưỡi mà thôi. Nghĩa là không ai được phép rước lễ bằng tay ở bất cứ nơi nào trong Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng sau Công Đồng, nhiều cải cách quan trọng đã được thực hiện. Liên quan đến phụng vụ thánh, thì Nghi Thức Thánh Lễ mới (Novus Ordo) được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành năm 1970, đã cho phép cử hành Thánh Lễ Misa và các bí tích khác bằng ngôn ngữ địa phương thay vì bằng tiếng Latinh theo nghi thức cũ áp dụng từ năm 1570.

Lòng thương xót Chúa


I: Lòng thương xót Chúa
Theo từ điển Webster, lòng thương xót là
 "ý thức cảm thông với nỗi đau của người khác kèm theo ước muốn làm vơi đi nỗi đau đó”. Như vậy, thương xót nghĩa là biểu lộ lòng xót xa, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. “Thương: đau lòng. Xót: thương sâu xa. Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác, thường được thể hiện bằng hành động cụ thể, như việc giúp đỡ hay ủi an.” Theo đó, lòng thương xót rất gần nghĩa với lòng nhân hậu. Nhân: lòng thương yêu; hậu: sâu nặng. Nhân hậu: lòng thương yêu sâu nặng. Người có lòng nhân hậu luôn mong muốn và cố gắng thực hiện điều tốt cho người khác.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Ăn chay hay ăn chơi?


Chúa nhật thứ Tư mùa Chay được đặt tên là Chúa nhật “Laetare” (Vui lên đi), dường như mang tính cách xả hơi sau khi đã trải qua một nửa chặng đường đền tội. Tuy nhiên, so với các tôn giáo khác, xem ra việc ăn chay trong Kitô giáo có vẻ “ăn chơi”, chứ đâu có gì khắc khổ! Phải chăng đó là do kỷ luật chay tịnh của Kitô giáo lỏng lẻo, hay bởi vì các tín hữu không thực hành việc ăn chay cách nghiêm túc?

Danh sách các bài hát thánh ca mùa Giáng Sinh - Phần 2


Hôm nay, https://nhacthanhcavietnam365.blogspot.com tiếp tục tổng hợp các bài hát thánh ca mùa Giáng Sinh.
1/ Mừng Chúa Giáng Sinh
2/ Tiếng hát từ trời
3/ Noel trong ánh huy hoàng
4/ Vua tình yêu Giáng Sinh
5/ Đón Chúa Hài Đồng
6/ Chúa Hài Đồng và trẻ thơ
7/ Trời hân hoan
8/ Cùng đi Bêlem

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Danh sách các bài hát thánh ca mùa Giáng Sinh - Phần 1


Lễ Giáng Sinh, Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. 

Danh sách các bài hát thánh ca mùa Giáng Sinh:
1/ Dâng về Chúa Hài Nhi
2/ Emmanuel
3/ Thiên Thần báo tin
4/ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ
5/ Tình trời toả sáng

Amen nghĩa là gì?

Sưu tầm: Nhạc thánh ca
Trong thánh lễ, nhiều lần bạn đáp Amen sau những lời nguyện mà linh mục chủ tế thay mặt cộng đoàn tuyên đọc. Thí dụ:
– “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời. – Amen”.
– “… đến muôn thuở muôn đời. – Amen”.
Amen là một chữ do-thái. Các tín hữu thời Cựu Ước thường dùng Amen để kết thúc lời cầu nguyện của họ. Chúa Kitô cũng đã sử dụng, không những lúc Người cầu nguyện, mà còn cả trong lúc giảng dạy để nhấn mạnh, làm nổi bật chân lý Người nói: “Amen – Thật – Ta bảo thật các ngươi…” Chúng ta thường gặp ngôn thức này trong Tin Mừng.
Trước kia, sau các lời nguyện, người ta thưa “Ước gì được như vậy”. Bây giờ người ta thích dùng chữ Amen hơn, vì Ước gì được như vậy không thể diễn tả hết được sự phong phú của chữ Amen.

Lời Chúa hàng ngày - Lớn lên và trở thành

(31.10.2017 – Thứ ba Tuần 30 Thường niên)
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : "Nước Thiên Chúa giống cái gì đây ? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì ? Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được."


Người lại nói : "Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì ? Nước T hiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men."

Danh sách các bài thánh ca thuộc chủ đề "Đám cưới"


1/ Duyên tình
2/ Của lễ tình yêu
3/ Tiệc cưới Cana
4/ Vịnh Ca 127
5/ Phúc lộc cho người tôn sợ Chúa
6/ Dâng tình yêu đôi lứa
7/ Dâng tình hồng
8/ Trước bàn thờ

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Thế nào là người khiêm nhường

THỨ BẨY (Lc 14, 1. 7-14)

Trên một chuyến xe bus nọ chở các giáo dân, một linh mục đã lớn tuổi hỏi một giáo dân: theo anh, người khiêm nhường là người như thế nào?

Anh ta trả lời rằng: “Thưa cha, người khiêm nhường là người không có bon chen với ai; luôn nghe lời của người khác và làm theo; và người khiêm nhường là luôn cho mình bất xứng!”. Vị linh mục kia trả lời: “Không đúng! Vì nếu người khiêm nhường chỉ mong cho được bình yên thì họ thuộc về hạng người bị thụ động, mềm yếu; hay luôn làm theo ý người khác là người trốn tránh trách nhiệm, thiếu tự chủ, chứ thực

Danh sách các bài hát Nhạc Công Giáo thuộc thể loại "Nhạc Cưới"

I/ Giới thiệu 4 phép bí tích người vợ theo đạo Thiên Chúa cần trải qua

Người Công giáo được ban ơn với bảy phép bí tích. Khi muốn kết hôn với người Công giáo, bạn cần biết rằng người mình yêu đã trải qua bốn phép bí tích: Rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm sức. Cụ thể, khi mới chào đời, người bạn yêu đã được cha mẹ đưa lên nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội, chính thức trở thành người Ki-tô hữu.
Song song với việc học văn hóa ở trường, người ấy đã học xong các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Tiếp đó, người bạn yêu đã học xong các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này cũng mất ít nhất 6-7 năm.
Nếu muốn cùng người yêu tay trong tay bước vào lễ cưới của hai người ở thánh đường, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người ấy để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người ấy đã nhận. Đương nhiên, bạn không thể học giáo lý trong 6-7 năm như nêu trên.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Giáo Lý Mùa Chay - Phần 1

1/ Mùa Chay là gì? 

Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh.

2/ Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào?

Con số 40 (ám chỉ) gợi nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds 14,33; 32,13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4,2; Lc 4,1-2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự thời gian bốn mươi ngày ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai (Xh 34,28), hoặc bốn mươi ngày ông Ê-li-a chạy trốn ở núi Kho-rép (1V 19,8)...

Danh sách bài hát thánh ca chủ đề "Đám cưới"

I/ Giới thiêu
1. Địa điểm
Nhà thờ, đó là nơi linh thiêng nhất đối với những người theo đạo và cũng là nơi họ thích chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người.

2. Người chứng giám - không thể thiếu
Người chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ, linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có. Cha xứ hay linh mục là hiện diện cho Đức Chúa

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phải chi lửa ấy đã bùng lên


Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên !Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !
"Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau : cha chống lại con trai, con trai chống lại cha ; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."
Suy Niệm

Album nhạc thánh ca



I: Giới thiêu phần Dâng lễ vật trong Thánh Lễ
Bánh và rượu được sử dụng trong phụng vụ Thánh Thể, trong khi các lễ vật khác được dùng để giúp đỡ các linh mục và phục vụ người nghèo.

Việc dâng bánh và rượu trong Thánh lễ có nền tảng vững chắc trong Sách Thánh. Ngoài việc được sử dụng trong lễ Vượt qua thời Chúa Giêsu, và trong bữa Tiệc ly, bánh và rượu được tiến dâng thường xuyên trong các nghi lễ hiến tế của Ítraen. Chúng ta hãy xem xét ý nghĩa tượng trưng của bánh và rượu, đồng thời tìm hiểu xem việc dâng những lễ vật này lên Chúa có ý nghĩa gì không.

II: Danh sách bài hát thuộc thể loại Dâng Lễ

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Trung tín, khôn ngoan


Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Anh em hãy biết điều này : nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến."

Danh sách các bài thánh ca thuộc thể loại "Cha Mẹ"

“Này con, giáo huấn của cha, con hãy nghe, lời dạy của mẹ, con đừng gạt bỏ. Vì những lời ấy sẽ là vòng hoa xinh con đội lên đầu, là vòng kiềng con đeo vào cổ” (Cn 1,8-9). Người con hiếu thảo là người con biết tuân giữ lời cha truyền và nghe lời mẹ dạy: “Hỡi con, lệnh cha con truyền, hãy lo tuân giữ, lời mẹ con dạy, chớ bỏ ngoài tai. Những lời truyền dạy đó, con hãy khắc trong tim, con hãy đeo vào cổ, để ghi nhớ đêm ngày. Những lời đó sẽ hướng dẫn con lúc con tới lui, sẽ giữ gìn con khi con nằm xuống, sẽ cùng con chuyện trò khi con thức dậy” (Cn 6,20-22).
Những giáo huấn về đạo hiếu dành cho mọi người. Sau đây xin tổng hợp các ca khúc thánh ca thuộc thể Cha Mẹ, bày tỏ lòng hiếu kính với bậc sinh thành.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Các Thiên Thần Bản Mệnh


Đức tin cho chúng ta biết rằng : có những thiên thần gìn giữ chúng ta. Cựu Ước cũng như Tân Ước đầy những chứng cớ làm chứng cho chân lý này, khiến thánh Giêrônimô đã phải thốt lên : "Phẩm giá các linh hồn cao quý dường nào vì mỗi linh hồn đều được Thiên Chúa trao cho một thiên thần để săn sóc".

Lời cầu nguyện hàng ngày - Giáo lý


1/ Thứ Hai - Cầu Cùng Chúa Thánh Thần
Lạy Chúa Thánh Thần, con yêu mến Ngài. Ngài là Tình yêu của Thiên Chúa. Con cám ơn Chúa về những hồng ân Chúa ban cho con. Xin Ngài ngự vào tâm hồn con là Đền thờ của Ngài, để làm cho tâm hồn con nên tươi đẹp. Xin cho con ơn khôn ngoan, can đảm và kiên trì để làm chứng nhân cho Chúa. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy sống trong tâm hồn con, và đốt cháy lửa yêu mến Chúa trong lòng con. Amen.
2/ Thứ Ba - Cầu Cùng Thiên Thần Bản Mệnh
Lạy Thiên Thần của Thiên Chúa, là Thiên Thần bản mệnh của con. Vì yêu thương con, Chúa gởi Ngài đến ở bên cạnh con. Xin Ngài luôn đồng hành bên con, để soi sáng, bảo vệ, va hướng dẫn con. Lạy Thiên Thần bản mệnh của con, xin gìn giữ con khỏi mọi hiểm nguy và dẫn con đi trên con đường thánh thiện. Amen.

Danh sách các bài hát thuộc thể loại "Ca nguyện - Hiệp lễ" - Phần 2


Hôm nay, blog Nhạc thánh ca Việt Nam 365 tiếp tục tổng hợp các ca khúc nhạc thánh ca Việt Nam thuộc thể loại "Ca nguyện - Hiệp lễ". Rất mong nhận sự ủng hộ và góp ý của tất cả mọi người.
1/ Cảm tạ Chúa
2/ Sống cho tình yêu
3/ Xin cho con yêu Chúa
4/ Con vững tin nơi Ngài
5/ Yêu thương cho người
6/ Niềm vui sự sống

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Mười điều răn của Chúa & Sáu điều răn của Hội Thánh


Mười điều răn của Chúa
1. Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.
2. Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường.
3. Dành ngày Chúa Nhật để thờ phụng Thiên Chúa
4. Thảo kính cha mẹ.
5. Không được giết người.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Danh sách các bài hát thuộc thể loại Chúa Thánh Thần


I: Giới thiệu Chúa Thánh Thần
Trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn giấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh - Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosi) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.
II: Danh sách các bài hát thánh thần

Mầu nhiệm sự sống


Nhân loại tái sinh khi một Evà mới là Ðức Maria xuất hiện.
Qua những Mầu nhiệm Mân Côi, Mẹ dẫn đưa tín hữu ngày càng đi sâu vào một sự sống huyền nhiệm mới, đó là Ðức Giêsu Kitô. Càng thấu hiểu huyền nhiệm sư sống, họ càng tìm thấy giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Hơn nữa, bước theo Mẹ, họ sẽ không bao giờ phải lo sợ, vì dưới danh hiệu “Thánh Mẫu Thiên Chúa (Theotokos), người tín hữu tìm được nơi trú ẩn nhờ biết cầu nguyện trong cơn nguy khốn”.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Các bài hát về Chúa Ba Ngôi


I: Giới thiệu về Chúa Ba Ngôi
Ba Ngôi (tiếng Latinh: Trinitas) là Thiên Chúa, theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo,Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (Chúa Thánh Thần).

Nói thêm về tội phạm điều răn thứ nhất


Điều răn thứ Nhất dạy chúng ta phải thờ phượng một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự để được cứu rỗi và hưởng Thánh Nhan Người trên Nước Trời mai sau.Phải thờ lậy Chúa vì đức tin đã cho ta  xác tín Người là Đấng đã tạo dựng muôn loài muôn vật hữu hình cũng như vô hình, trong đó đặc biệt có con người là tạo vật được dựng nên " theo hình ảnh của Chúa" với hai đặc tính có lý trí và ý muốn tự do (intelligence  and  free will) mà không một  tạo vật nào khác  có được. 

Các bài hát Thánh ca về các Thánh.

Mỗi người Công Giáo đều có một Tên Thánh hay tên bổn mạng. Mình lấy tên một vị Thánh là để mình noi gương vị Thánh đó, sống thánh thiện, nhân lành, và cũng để nhờ Ngài nâng đỡ, che chở và cầu bầu cho mình trước Thiên Chúa.

Đừng để mình bị rơi vào ba loại dại khờ

Thật ngu ngốc khi không còn biết lắng nghe Lời Chúa. Đừng để mình bị rơi vào sự ngu ngốc ấy. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.


Ba nhóm người ngu ngốc
Trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 11:37-41), Chúa Giêsu đã mắng ông Pharisêu rằng: Đồ ngốc! Có ba nhóm người bị coi là ngốc và sẽ dẫn đến chỗ tham nhũng, dẫn đến chỗ hư hỏng.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Bí Tích Hôn Phối


1. Bí Tích Hôn Phối là gì?
Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa và Hội Thánh và ban ơn đặt biệt để giúp họ sống chu toàn nghĩa vụ.

2. Chúa Giêsu lập bí tích Hôn Phối khi nào?
Từ thời nguyên thủy của Adong và Evà. Trong Tân Ước Chúa Giêsu đã chúc lành cho đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana.

Bí Tích Xức Dầu Thánh

1. Bí tích Xức Dầu Thánh là gì?
Là bí tích do Chúa Giêsu đã lập để ban ơn nâng đờ sức mạnh phần hồn xác cho những người đang yếu liệt nặng vì lý do bệnh tật, thương tích hay tuổi già.

2. Ai có thể ban bí tích Xức Dầu Thánh?
Linh Mục và Ðức Giám Mục.

3. Mô thể của bí tích Xức Dầu Thánh là gì?
Lời đọc trong bí tích Xức Dầu Thánh có nghĩa là chúng ta xin Chúa ban sức mạnh, chữa lành và ban ơn thánh của Ngài.

Bí Tích Giải Tội



1. Bí tích Giải Tội là gì?
Là bí tích do Chúa Giêsu lập để tha tội riêng ta phạm qua quyền hành Chúa ban cho các linh mục, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội Thánh.

2. Ai có thể ban bí tích Giải Tội?
Linh Mục hoặc Ðức Giám Mục hành động nhân danh Chúa Giêsu trong bí tích Giải Tội.

Bí Tích Mình Thánh Chúa


1. Thánh Thể là gì?
Là của lễ hy sinh. Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn ta, làm cho ta nên giống Chúa và kết hợp chúng ta trong tình yêu Chúa.

2. Tại sao Chúa Giêsu ban cho chúng ta Thánh Thể?
Vì Chúa muốn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, để an ủi, ban sức mạnh và làm cho chúng ta nên thánh.

Bí Tích Thêm Sức


1. Bí tích Thêm Sức là gì?
Là bí tích Ðức Chúa Giêsu đã lập cho ta nhận lấy Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, để ta giữ đạo nên và trở thành chiến Sĩ Chúa Kitô.
2. Ai có thể lãnh nhận bí tích Thêm Sức?
Bất cứ ai đã được rửa tội đều có thể nhận bí tích Thêm Sức. Tuy nhiên, Giáo Hội khuyến khích tất cả mọi tín hữu nên học hỏi về đức tin cho chắc chắn hơn trước khi chịu phép này vì bí tích này đòi hỏi ta phải sống với tinh thần đức tin.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Danh sách bài hát thuộc thể loại "Ca nguyện - Hiệp lễ" - Phần 1


Tuyển chọn các ca khúc thánh ca Việt Nam hay nhất.
Tạ ơn Chúa, xin Chúa ban hồng ân cho nhân loài.
1. Lặng

Bí Tích Rửa Tội

  1. Bí Tích Rửa Tội là gì?
    Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Ðức Chúa Trời và con Hội Thánh.
  2. Ai có thể ban bí tích Rửa Tội?
    Linh Mục và (giáo dân cũng được khi trong trường hợp khẩn cấp).  

7 BÍ TÍCH.


1. Bí Tích là dấu bề ngoài Ðức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trong cho ta.
2. Ðể trở thành một bí tích cần phải có 3 điều kiện:
Phải do Chúa Giêsu Lập.
Dấu bề ngoài (Mô thể – Chất thể).
Ơn bề trong.

Ðức Mẹ Mân Côi

Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Thực vậy, cho tới thế kỷ XII, Hội Thánh chỉ dùng 150 Thánh Vịnh làm kinh nguyện chính thức. Tới khi thánh Birgitta được ơn Chúa soi sáng mới đặt ra chuỗi 150 Kinh Kính Mừng để thay thế cho 150 Thánh Vịnh. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân, bởi vì sau này người ta thêm 15 mầu nhiệm vào Kinh Mân Côi. Cứ 10 Kinh Kính mừng lại suy gẫm về một mầu nhiệm mùa Vui, Thương hoặc Mừng.

Kinh nguyện Thánh Thể

Kinh nguyện Thánh Thể là kinh nguyện quan trọng nhất trong thánh lễ. Đó là trung tâm điểm của bí tích Thánh Thể. Không có kinh nguyện Thánh Thể thì không có thánh lễ. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và dâng lời tạ ơn, nghĩa là Người đọc kinh nguyện Thánh Thể (xem Lc 22,19).